Nhiều địa phương lo lắng tình trạng trượt tốt nghiệp

Từ đề thi minh họa được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, nhiều sở GD-ĐT bày tỏ lo lắng sẽ có nhiều học sinh không thể tốt nghiệp THPT. 
Thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại văn phòng đại diện Bộ tại TP.HCM. Đề thi, khâu coi thi, chấm thi là lo lắng lớn nhất trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại văn phòng đại diện Bộ tại TP.HCM. Đề thi, khâu coi thi, chấm thi là lo lắng lớn nhất trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đó là thông tin được phản ánh nhiều trong cuộc họp triển khai kỳ thi THPT quốc gia vào hôm qua. Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và lãnh đạo các sở GD-ĐT, các trường ĐH chủ trì cụm thi toàn khu vực phía nam.
“Phải đảm bảo mục tiêu tốt nghiệp”
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện nhiều sở GD-ĐT lo lắng về đề thi của kỳ thi THPT quốc gia với mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ông Trần Trọng Khiếm, Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, ý kiến: “Đề minh họa Bộ đã công bố vừa qua có câu rất dễ nhưng có câu quá khó. Đề mở không phải xu hướng mới của năm nay, tuy nhiên chúng tôi đề nghị Bộ ra đề cần phải đảm bảo được mục tiêu tốt nghiệp”.
Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho rằng điều xã hội quan tâm nhất trong kỳ thi này là kết quả kỳ thi vừa xét tốt nghiệp vừa để đánh giá đúng để xét tuyển vào ĐH và CĐ. “Sự chuẩn bị tổ chức từ các trường và sở không khó vì đã làm nhiều năm. Vấn đề nằm ở khâu ra đề thi, làm sao bảo đảm được tính phân hóa phạm vi cả nước, từ con em dân tộc thiểu số đến đồng bằng. Tôi đề nghị, việc ra đề thi cần có sự tham gia phản biện của cả những giáo viên dạy trường chuyên biệt, những trường có học sinh (HS) yếu kém. Bởi lẽ, đây là năm đầu tiên thực hiện nên cần đảm bảo tính an toàn”, vị này đề nghị.
Cũng theo đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam: “Nếu đề thi sẽ ra theo cách đề minh họa mà Bộ công bố thì khả năng nhiều HS không đỗ tốt nghiệp”.

Địa phương lo học sinh rớt tốt nghiệp - ảnh 2
Đề minh họa Bộ đã công bố vừa qua có câu rất dễ nhưng có câu quá khó. Đề mở không phải xu hướng mới, tuy nhiên chúng tôi đề nghị Bộ ra đề cần phải đảm bảo được mục tiêu tốt nghiệp
Địa phương lo học sinh rớt tốt nghiệp - ảnh 3
Trần Trọng Khiếm
Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ
Giáo viên coi thi học trò trường mình ?
Trong khi đó, nhiều đại biểu lo ngại về mức độ công bằng của kỳ thi. Theo đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, khâu coi thi và chấm thi nếu không đều sẽ dẫn đến không công bằng. Vị này đề nghị: “Các sở cần lựa chọn giáo viên tham gia chấm thi phải là người có khả năng chấm chính xác và chuyên nghiệp. Ví dụ đề thi môn văn năm vừa rồi, đề mở và đáp án mở như vậy, nếu giáo viên không có kỹ năng cảm nhận, không phải giáo viên giỏi mà cứ bám vào hướng dẫn chấm thi thì sẽ không làm được”.
Ở khía cạnh khác, đại diện Trường ĐH Phú Yên cho rằng chỉ đạo của Bộ về việc phân bổ trường ĐH hỗ trợ cụm thi địa phương không thống nhất. Cụ thể, Trường ĐH Phú Yên được phân công hỗ trợ Sở GD-ĐT Kon Tum tổ chức cụm thi tỉnh. Trong khi đó nhiều trường ĐH như: An Giang, Bạc Liêu… được giao hỗ trợ địa phương mình tổ chức thi. Vị này phân vân: “diem thi tot nghiep nếu đặt không đồng nhất giữa 2 loại cụm thi, công tác tổ chức không nghiêm sẽ dễ xảy ra tình trạng HS kém đỗ tốt nghiệp cao hơn HS giỏi. Công bằng chính là khâu coi thi”.
Cùng băn khoăn này, tiến sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng: “Trường chúng tôi được giao nhiệm vụ tổ chức thi cho HS các quận 2, 4, 8… Như vậy, sẽ có những thí sinh học ở đâu sẽ thi tại trường đó và do chính giáo viên trường đó làm cán bộ coi thi. Điều này chúng tôi không mong muốn”.
Có được ôn tập hè ?
Cũng tại cuộc họp, đại diện Sở GD-ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đang vướng về việc hướng dẫn HS ôn tập. Theo đó, các trường kết thúc chương trình vào ngày 30.5, HS và giáo viên nghỉ hè. Trong khi một tháng nữa kỳ thi mới diễn ra, có thể HS sẽ đổ dồn tìm các lò luyện thi. Đại diện Sở này đề xuất đưa HS vào trường dạy ôn tập và đề nghị Bộ có văn bản để có căn cứ điều động giáo viên, cũng như sử dụng kinh phí tổ chức ôn tập cho HS.
Tương tự, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết trong tháng 6 các trường THPT thuộc tỉnh sẽ cho HS ôn tập. Kinh phí dạy học được sử dụng theo thỏa thuận giữa phụ huynh và các trường, nhưng vẫn đảm bảo không để HS khó khăn không thể đến trường. Về điểm này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết các trường có thể tổ chức ôn tập cho HS nếu chủ động được kinh phí. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh hiện tượng HS không có nhu cầu mà bị ép buộc học thêm.

Dành cho người quan tâm đến xổ số:

  • Thống kê, soi cau kết quả xổ số chính xác.

Hà Ánh báo Thanh Niên

"Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích."