Bóng đá Việt lên báo Anh

Với thực tại không mấy đẹp đẽ của bóng đá Việt Nam thì Thomas Barrett của trang tin In Bed With Maradona đã có bài viết về bóng đá Việt trên tờ Guardian.

Bóng đá Việt lên “báo Anh”

Sau chuyến đi anh nhận thấy, CĐV Việt Nam đầy cuồng nhiệt và có tình yêu bất diệt với bóng đá, tuy nhiên với các giải sân nhà thì sau, có vẻ như những cầu thủ cũng như các giải đấu không đáp ứng được kì vọng của những người hâm mộ khi có quá nhiều những bê bối liên quan đến dàn xếp tỷ số bóng đá, chất lượng cầu thủ cũng như ban điều hành trận đấu.

1

Những gì xấu hổ tồn tại trong làng thể thao bóng đá Việt Nam bất ngờ được trang tin nổi tiếng Guardian đăng tải trong bài viết mới đây.
Cây viết Thomas Barrett của trang tin In Bed With Maradona đã tới Việt Nam vài ngày và theo dõi một trận đấu thuộc giải V.League. Sau chuyến đi, Barrett đúc kết được những góc nhìn riêng về bóng đá Việt. Và thật chua xót khi đó chẳng phải chuyện đáng tự hào.

Trong bài viết đăng trên báo Guardian, phóng viên xứ sương mù mô tả “giải vô địch quốc gia Việt Nam là sân chơi bê bối thứ 3 thế giới, với nhiều vấn nạn, trong đó có cả hối lộ trọng tài, làm mất đi danh tiếng với người

Cây viết này còn biết cả vụ CLB Vissai Ninh Bình chủ động gửi đơn lên Liên đoàn bóng đá Việt Nam để tố cáo 13 cầu thủ dàn xếp tỷ số. Và kể từ năm 2000, đã có hàng chục cầu thủ, HLV, trọng tài bị bỏ tù vì gian lận.

Theo Barrett, Việt Nam là quốc gia rất cuồng nhiệt với bóng đá. Thế nhưng người hâm mộ lại không mặn mà với những CLB thi đấu tại V.League. Điều này được cây viết nước ngoài kể lại trực tiếp tác nghiệp tại đây.

“Khi tôi nói với một người bạn chuẩn bị đi xem một trận đấu của Hà Nội T&T, anh ta đáp lại bằng một cái khịt mũi đầy giễu cợt. Người thợ đã sửa xe cho tôi thì lắc đầu và lầm bầm gì đó có vẻ như giễu cợt”, Barrett viết.

103388449

Đó chưa phải là tất cả. Nhà báo Anh nhìn thấy quá nhiều gian hàng bán đồ giả xung quanh các sân vận động.

Ông viết: “Manchester United là CLB đầu tiên thu về được 500 triệu bảng doanh thu trong 1 năm. Nhưng họ sẽ chẳng kiếm nổi 1 xu tại Việt Nam. Có quá nhiều các cửa hàng bán đồ giả với những chiếc áo đấu phiên bản lỗi ngoài kia. Chúng được treo cạnh áo của Leicester City, điều mà hẳn là 1 năm trước không hề xuất hiện”.

Không khí bên trong sân Hàng Đẫy dưới góc nhìn Barrett khi theo dõi trận đấu giữa Hà Nội T&T và FLC Thanh Hóa hồi tháng trước tương tự như các giải đấu khác. Đó là một sự cuồng nhiệt của người hâm mộ. Tuy nhiên, dưới sân thì Barrett không ấn tượng mấy với những diễn biến cho lắm.

Ông đặt ra một sự hoài nghi về các ngoại binh. “Cầu thủ mang áo số 9 của Hà Nội T&T, tiền đạo người Argentina Gonzalo Marronkle, đáp ứng được mọi tiêu chí để trở thành người hùng của tôi. Nhưng tại sao anh ta lại tìm đến đây chơi bóng?

“Trông anh ta như một gã khổng lồ bên cạnh những đồng đội người Việt Nam nhỏ bé. Nếu ở Anh, người ta sẽ gọi anh ta là mẫu trung phong cổ điển, và kèm theo đó là những lời khen kiểu nửa đùa nửa thật”.

Tiếp theo đó là những lời chê bai các ngoại binh, khi Gonzalo Marronkle bị ví như một con trâu nước chỉ biết chạy loanh quanh và chẳng tạo ra nguy hiểm gì. Nhưng không phải mọi thứ của bóng đá Việt toàn tiêu cực. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải, 19 tuổi, trở thành cái tên thu hút Barrett.

“V.League có thể bị tàn phá bởi những scandal, nhưng những khoảnh khắc như khi Quang Hải nhảy múa qua 6 hậu vệ đối phương, hay Marronkle bất ngờ tung ra một cú xe đạp chổng ngược ngay rìa vòng cấm, chính là bóng đá ở hình thức nguyên sơ nhất”, báo Guardian viết.

2000

Cuối bài, Barrett tin bóng đá Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Ông gửi gắm thông điệp những nhà chức trách nên tìm cách dẹp bỏ vấn nạn trong quá khứ làm bôi xấu hình ảnh giải V.League.

Có như vậy, bóng đá Việt Nam mới gầy dựng lại niềm tin cho người hâm mộ vốn có thừa sự nhiệt huyết.

Zing News