Arsenal thời Wenger trải qua 8 mùa giải đầu như mơ

Arsenal hiện đang xuống dốc “không phanh”, đã qua cái thời hoàng kim mà họ ra quân với ty le ca cuoc cao. Có vẻ như họ vẫn đang ngủ quên trong quá khứ, bởi lẽ, Arsenal đang ra quân với thất bại nối tiếp vậy mà họ lại không chịu gia cố đội hình, một Arsenal nhợt nhạt, bế tắc đã thua sốc Liverpool ngay trên sân nhà trước khi để Leicester cầm chân. Trận hòa nhạt nhẽo tại King Power một lần nữa khẳng định HLV Wenger đã hết bài. Arsenal sẽ còn là thảm họa nếu Wenger không chịu thay đổi.

Theo tờ bao bong da,8 mùa giải đầu tiên, Arsene Wenger là nhà ảo thuật. Từ mùa 1996-97 đến đỉnh cao là mùa bóng bất bại 2003-04, Arsenal của Wenger giành 3 chức VĐQG, thứ hạng trung bình 1,6 (thứ hạng trung bình của MU chỉ là 1,8) dù quỹ lương chỉ chiếm 7,5% toàn giải Ngoại hạng.

12 năm tiếp theo là giai đoạn mà ảo thuật gia thiên tài hết trò để diễn. Wenger không giành được danh hiệu nào ngoài 3 chiếc Cúp FA. Từ 2004 đến 2010, Arsenal có thứ hạng trung bình 3,3 dù Wenger đã bạo chi hơn với 8,8% quỹ lương toàn giải. Từ 2011 đến nay, bức tranh u tối ấy vẫn chưa được cải thiện.

1471875248-may-3-1998--arsenal-4-everton-0

David Copperfield của bóng đá

Vì sao, Wenger? Vì sao David Copperfield của bóng đá không thể tiếp tục diễn trò?

Dễ hiểu thôi. Khi Wenger mới đến Anh, ông vẫn còn là một ảo thuật gia với túi ma thuật căng đầy ẩn sau dáng vẻ một ông giáo. Ferguson đã phải thốt lên “Wenger là ai vậy?”. Tony Adams, đội trưởng của Arsenal thì thú nhận rằng ban đầu anh hết sức nghi ngờ Wenger.

“Tay này có biết gì về bóng đá không vậy? Ông ta đeo cặp kính trắng cứ như thể thầy giáo vậy. Ông ta liệu có giỏi hơn George Graham? [người tiền nhiệm của Wenger]”, Adams viết trong tự truyện.

Wenger thành công là bởi đối thủ không biết đến ông, nhưng ông lại biết nhiều hơn đối thủ. Đối thủ chủ quan, xem thường vì ông mới rời Nhật Bản, nền bóng đá không có “số má” với giới bóng đá Anh thời điểm giữa thập niên 90 thế kỷ trước.

Ngày ấy ông là HLV duy nhất ở Anh biết dùng các chỉ số để phân tích cầu thủ. Ông là một chuyên gia dinh dưỡng, một người biết cầu thủ nên ăn gì và không nên ăn gì. Ông cấm các cầu thủ ăn đậu hầm, hay đụng tới Coca Cola. Ông khuyến khích họ ăn nhiều cá tươi và rau củ. Ông thiết quân luật, cấm tiệt cầu thủ uống rượu – một thứ văn hóa đặc trưng của bóng đá Anh bấy giờ.

Và trong bối cảnh người Anh vẫn xem mình là nhất, ít để tâm đến thế giới bên ngoài thì Wenger lại đi trước họ một bước. Ông để ý rằng ở AC Milan có một cầu thủ dự bị tên là Patrick Vieira, người rất có chất thủ lĩnh nên mua về với giá 3,5 triệu bảng.

Wenger mua chàng trai 18 tuổi Nicolas Anelka với giá nửa triệu bảng, bán đi sau 2 năm với giá đắt gấp 50 lần và dùng tiền đó để mua Thierry Henry và Robert Pires. Vieira, Henry và Pires, chúng ta có lẽ không cần phải nói thêm nhiều về tầm ảnh hưởng của họ với lịch sử Arsenal.

Ảo thuật gia bị sao chép

Wenger là ảo thuật gia. Wenger là Vua Midas với đôi tay chạm vào đâu là hóa vàng. Wenger là phù thủy với chiếc đũa ma thuật…

Wenger đã từng như thế cho đến hết mùa bóng “Invincibles” lịch sử 2003-04. Sự nghiệp của Wenger ở Arsenal chia làm hai nửa mà nửa đầu là bình minh rực rỡ, còn nửa sau là hoàng hôn buồn thảm với ánh sáng héo hắt cuối chân trời.

Dễ hiểu thôi. Nếu như Wenger là ảo thuật gia thì nguyên tắc của ảo thuật là không diễn đi diễn lại một trò quá nhiều lần.

Bởi Wenger là người đi tiên phong nên các đối thủ bắt đầu học ông. Wenger thu thập các chỉ số để phân tích cầu thủ thì đối thủ cũng thu thập.

Wenger ứng dụng khoa học công nghệ, đối thủ cũng học theo. Wenger là chuyên gia dinh dưỡng thì đối thủ cũng thuê chuyên gia dinh dưỡng. Họ cũng triển khai hệ thống tuyển trạch viên toàn cầu, hệt như Wenger và bởi thế sau Cesc Fabregas, Wenger không còn săn được một ngôi sao trẻ thực sự chất lượng nào nữa.